Thiết kế thi công nội thất bếp nhà ống như thế nào để phù hợp với cấu trúc nhà ống, tối đa công năng và đảm bảo được tính thẩm mỹ chung của cả căn nhà?

Thực tế, điều này không khó nếu như bạn nắm vững 3 nguyên tắc thiết kế thi công bếp nhà ống từ 3m, 4m, 5m mà Nội Thất JAMA chia sẻ ngay dưới đây. Cùng tham khảo nhé!
Mục lục nội dung
Nội thất bếp nhà ống khác gì so với bếp chung cư?
Nhà ống là lối kiến trúc nhà được sử dụng rộng rãi hiện nay bởi quá trình đô thị hóa, hiện đại hóa làm cho giá đất trở nên đắt đỏ. Vì thế những ngôi nhà ống, với bề ngang hạn chế đã vì thế mà ra đời. Giải quyết những bài toán về nhà ở cho cư dân.

Nhà ống là những ngôi nhà hình chữ nhật có chiều rộng nhỏ, hạn chế nhiều hơn so với chiều dài. Nội thất bếp nhà ống vì thế cũng sẽ được thiết kế đơn giản và tập trung nhiều vào công năng hơn so với nhà phố hay chung cư thông thường.

Bếp nhà ống thường được thi công liên thông phòng khách để tạo sự thông thoáng, xuyên suốt giữa các khu vực chức năng với nhau.

Nội thất bếp nhà ống thường được sử dụng thiết kế tủ bếp chữ I (bếp thẳng) hoặc bếp chữ L (bếp góc) nhằm tối đa diện tích nhà, tận dụng các góc nhà để gia tăng diện tích gian bếp, từ đó đem đến không gian nội thất thoải mái hơn.

Với bếp nhà ống, các phụ kiện tủ bếp thông minh là những thứ không thể thiếu đối với căn bếp này. Không chỉ là trợ thủ đắc lực hơn cho quá trình nấu nướng của bạn, mà nó còn giúp tiết kiệm không gian hiệu quả.

Một số phụ kiện bếp thông minh cho nhà ống bạn có thể tìm hiểu như:
- Kệ tủ chén nâng hạ 2 tầng
- Kệ xoay 1/2, 3/4
- Hộc đựng gia vị
- …
Bên cạnh các lưu ý về mặt bố trí, thiết kế thì do đặc thù của nhà ống, mà căn bếp cũng có những lưu ý nhất định về mặt phong thủy.
Cần lưu ý gì về phong thủy bếp nhà ống?

Thiết kế nội thất bếp nhà ống theo phong thủy không chỉ giúp tạo ra không gian sống tiện nghi, thoải mái. Mà từ đó còn mang đến cho gia đình nhiều điều may mắn, tài lộc.
Về hướng phòng bếp
Trong phong thủy khi thiết kế nội thất phòng bếp nhà ống thì các chuyên gia cho rằng hướng tốt nhất là hướng Đông Nam, hướng Đông hoặc hướng Nam.

Bên cạnh đó trong bố trí nội thất bếp nhà ống cần tránh bếp đặt gần nhà vệ sinh, phòng ngủ vì sẽ tạo nên những ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của cả nhà. Ngoài ra khi thiết kế, kiến trúc sư cần phải bố trí bếp tránh cùng hướng với cửa chính. Đây là một trong những điều cấm kỵ trong phong thủy.

Trong phong thủy thì phần bếp nấu thuộc hành Hỏa, nên khi bố trí cần tránh để bếp gần khu vực bồn rửa ( vốn thuộc hành Thủy) để tránh những điềm không may.

Theo đó, khi bố trí nội thất bếp cho nhà ống. Bạn nên bố trí bếp, bồn rửa tạo thành hình tam giác, hoặc thẳng hàng.
Chú ý không nên để bếp ở giữa và khoảng cách giữa bếp và bồn rửa cần cách nhau ít nhất là 60 cm. Điều đó sẽ giúp hạn chế nước, ẩm rò rỉ vào các thiết bị điện sẽ gây nguy hiểm trong quá trình sử dụng.
Về màu sắc
Màu sắc cũng là một trong những yếu tố hết sức quan trọng trong nội thất bếp nhà ống. Không chỉ tác động trực tiếp đến tính thẩm mỹ, mà màu sắc tủ bếp còn giúp tạo nên một nguồn năng lượng vui tươi, tích cực trong quá trình nấu nướng.

Theo đó khi thiết kế phòng bếp cho nhà ống, vốn dĩ có diện tích khiêm tốn. Nên hạn chế sử dụng những màu sắc quá sặc sỡ, sáng chói. Sẽ vô tình tạo nên cho không gian sự nóng nực, bức bối. Rất dễ ảnh hưởng đến cảm xúc trong quá trình nấu nướng hàng ngày.

Cũng nên hạn chế sử dụng những màu như xanh dương, xanh coban vì những màu này đại diện cho hành Thủy, mà thủy lại xung khắc với Hỏa. Vì thế không nên sử dụng những tông màu xanh biển trong thiết kế nội thất bếp nhà ống.

Ngoài ra bạn cũng nên lưu ý đến niên mệnh của gia chủ. Để từ đó có thêm căn cứ để chọn màu sắc sao cho phù hợp. Vì người Á Đông nhìn chung đa số sẽ yêu thích những màu sắc phù hợp với niên mệnh của mình hơn.
Bố cục trong thi công nội thất bếp nhà ống
Nhà ống luôn có đặc điểm như mặt tiền nhỏ, do khi thiết kế bếp cần tính toán phân chia không gian sao cho hợp lý nhất. Để tận dụng được không gian, bố trí phụ kiện sao cho tối ưu công năng nhất.

Vì thế trong thiết kế nội thất bếp cho nhà ống sẽ có một số bí kíp nho nhỏ về bố cục để giúp không gian đẹp như ý. Mà vẫn đảm bảo yếu tố phong thủy. Mời bạn xem phần tiếp theo của bài viết nhé!

Trong khu vực bếp, nên sử dụng những mẫu tủ bếp chữ I hoặc L đặt cố định, sát vào tường để tiết kiệm không gian. Tận dụng được tối đa những góc chết của tường.
Nên kết hợp thêm tủ bếp trên treo kịch trần để tăng sức chứa cho tủ bếp mà không chiếm quá nhiều diện tích.

Về khu vực bàn ăn nên đặt ở các góc khuất gây cảm giác tối tăm. Tránh việc đối diện trực tiếp với cửa ra vào hay bàn thờ.
Trong trường hợp không gian quá chật hẹp, buộc phải đặt ở các vị trí đó. Thì nên chú ý đặt lệch sang hai bên để tránh bếp, cửa, bàn thờ cùng nằm trên một đường thẳng.

Bàn ăn cũng không nên đặt ở phí dưới xà ngang ngay trên đầu. Khi lựa chọn bàn nên chọn những mẫu bàn hình tròn, hay vuông nhưng bo góc, elip, hình chữ nhật,… Đặc biệt những bàn ăn có góc cạnh, nên chọn mẫu bo góc để tối ưu không gian cũng như an toàn tuyệt đối.

Các đồ dùng điện tử cần đặt xa khu vực bồn rửa, đường dẫn nước để tránh rò rỉ nước gây ẩm thấp, chập điện hay cháy nổ.
Nếu bạn vẫn muốn tạo không gian riêng cho phòng ăn thay vì thiết kế kế liền mạch. Những phụ kiện vách ngăn CNC, vách ngăn gỗ công nghiệp hoặc kệ trưng bày,.. thay cho một bức tường gây chật hẹp.
Các mẫu nội thất bếp nhà ống đẹp, đơn giản, tiết kiệm diện tích
Đối với nội thất bếp nhà ống gia chủ luôn ưu tiên tính tiện lợi, đa năng và hiện đại. Để vừa có thể tiết kiệm diện tích nhưng vẫn đầy đủ tiện nghi cho quá trình sử dụng.

Cùng nội thất JAMA xem qua những mẫu thiết kế dành riêng cho nội thất bếp nhà ống siêu xinh mới nhất 2022 nhé!
Phòng bếp liền với phòng ăn

Không cần quá nhiều mảng màu sắc hay chi tiết những mẫu tủ bếp đơn giản, trang bị đủ phụ kiện thông minh như: giá bát dĩa nâng đỡ, tủ xoong nồi siêu to,… luôn mang lại những trải nghiệm nấu ăn vô cùng tuyệt vời, tiện lợi.

Thiết kế nội thất bếp nhà ống tích hợp phòng ăn đang được nhiều khách hàng của JAMA ưu tiên chọn lựa và hài lòng. Một không gian bếp cho nhà ống có tích hợp bàn ăn vừa tiết kiệm diện tích, vừa tạo nên sự thuận tiện trong quá trình di chuyển, sinh hoạt.

Phòng bếp liền với phòng khách
Thay vì thiết kế nội thất bếp nhà ống và phòng khách ở 2 nơi khác nhau vừa tốn diện tích vừa khiến không gian nhà trở nên bí bách hơn. Bạn có thể thiết kế phòng bếp nhà ống nối liền phòng khách để tạo cảm giác thông thoáng.

Thay vì bố trí phòng bếp nhà ống và phòng khách ở hai khu vực hoàn toàn khác nhau. Vừa gây tốn diện tích, vừa khiến không gian bí bách, chật hẹp.

Thế nhưng bạn không muốn mất tự nhiên khi để phòng khách và phòng ăn liền mạch, nhưng cũng không muốn xây tường. JAMA DECOR gợi ý bạn những mẫu thiết kế sử dụng vách ngăn hoa văn, cắt CNC vô cùng sang trọng, lại không chiếm diện tích.

Phòng bếp liền với giếng trời
Để khu vực phòng bếp tháng đãng, bạn có thể thiết kế giếng trời hoặc cửa sổ nhà bếp.

Ánh sáng và gió tự nhiên thông qua giếng trời và cửa sổ sẽ giúp không gian nội thất bếp nhà ống trở nên thông thoáng.


Trên đây là những mẫu nội thất bếp nhà ống mà Nội Thất JAMA muốn chia sẻ đến bạn. Hy vọng bài viết trên mang lại những giá trị hữu ích đối với bạn. Và đừng ngần ngại liên hệ JAMA qua hotline 07.056 23456 để được tư vấn miễn phí thiết kế nội thất bếp nhà ống ngay nhé!
