Minimalism – Phong cách nội thất tối giản đã không còn quá xa lạ khi giờ đây, nó đã là một lối sống tương đối phổ biến tại Việt Nam và được nhiều người theo đuổi.
Nếu bạn đang tìm hiểu về phong cách này, thì đây sẽ là những gì bạn cần biết.
Mục lục nội dung
Minimalism – Phong cách nội thất tối giản là gì?
Minimalism là một phong cách sống, phong cách thiết kế, bài trí không gian hướng đến việc loại bỏ những chi tiết, đồ vật, phụ kiện không đem đến nhiều giá trị cho người sở hữu nó.

Minimalism được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực trong đời sống, phổ biến nhất là thiết kế kiến trúc – nội thất, xây dựng lối sống và thiết lập tư duy của mỗi người.
Mục tiêu của phong cách này nhằm giúp bạn tập trung hơn vào những điều cần thiết, quan trọng nhất. Bỏ qua những món đồ, những sự vật, sự việc kém quan trọng hoặc tạo nên ít giá trị cho bản thân. Từ đó giúp bạn trải nghiệm cuộc sống trọn vẹn hơn.
Ứng dụng Minimalism trong kiến trúc
Được sáng lập bởi Ludwig Mies van der Rohe (người Đức, 1886 – 1969). Ông là cha đẻ và cũng là người đặt nền móng phát triển cho phong cách nội thất tối giản này.

Với Minimalism, có một nguyên tắc bất di bất dịch không chỉ trong kiến trúc. Đó là “Less is more” – Sử dụng ít hơn, nhưng nhiều giá trị hơn.
Nguyên tắc này nhằm đảm bảo việc các công trình hướng đến một mục tiêu duy nhất là công năng và tính thực dụng của dự án, thay cho những chi tiết cầu kỳ không đáng có.
Ứng dụng Minimalism trong nội thất
Không khác nhiều so với Kiến trúc, tính tối giản trong không gian nội thất cũng được thể hiện bằng việc chọn lựa những món đồ và cách bày trí sao cho tinh gọn, đơn giản và đảm bảo công năng cho gia chủ.

Với đồ nội thất, bạn có thể lựa chọn các sản phẩm có thiết kế đơn giản, mang màu sắc trung tính và không có nhiều chi tiết rườm rà.
Đặc biệt hơn nữa là các sản phẩm cần có sự tương đồng về màu sắc (hoặc theo concept Minimalism nhất định)

Với các món đồ trang trí, phong cách nội thất tối giản hướng đến các món đồ nhỏ, hình dáng đơn giản nhưng tinh xảo.
Thường sẽ là các khung tranh, chậu cây, các viên đá phong thủy,…
Phong cách Minimalism trong nội thất được xem là phong cách giúp người Nhật sáng tạo nên phong cách nội thất Japandi.
5 đặc trưng của phong cách nội thất tối giản
Để có thể thiết kế cho mình một không gian nội thất Minimalism “chuẩn” là không khó, nhưng nếu không tuân thủ 5 nguyên tắc dưới đây, rất có thể bạn sẽ không nhận được đúng với những gì mình kỳ vọng.

Less is more – Nguyên tắc thiết yếu trong Minimalism
Không nhất thiết bạn phải loại bỏ hầu hết các món đồ nội thất bên trong căn nhà mình thì mới được xem là một người theo chủ nghĩa Minimalism.

“Less is more” hiểu đơn giản đó là việc bạn lựa chọn những món đồ nội thất thực sự quan trọng cho nhu cầu hằng ngày của mình.
Mỗi một món đồ được đặt bên trong không gian Minimalism của bạn đều có những chức năng mà bạn cần.

Ví dụ, đối với một phòng ngủ được thiết kế theo phong cách tối giản, bạn chỉ cần:
- Một chiếc giường hộp
- Một hệ tủ quần áo
- Một chiếc bàn làm việc/ bàn trang điểm
và xong!

Những chi tiết khác như tab đầu giường, bàn trà, bàn nhỏ, ghế đẩu, kệ trang trí,… đều được lược bỏ nếu như bạn không có một nhu cầu đặc thù dành cho chúng.
Nếu bạn cần một nơi để giữ quần áo “không sạch nhưng cũng chưa dơ” thì thay vì phải sắm một chiếc ghế/bàn thì bạn chỉ đơn gian là chọn mua một cây treo quần áo đặt ở góc nhà.
Bạn hãy thử tưởng tượng xem, có phải như vậy thì phòng ngủ sẽ gọn hơn rất nhiều không?
Quy tắc về phối màu
Nếu phong cách nội thất hiện đại thì bạn có thể sử dụng từ 3 màu chính và 1-3 màu phụ thì đối với Minimalism, bạn chỉ được sử dụng 3 màu chủ đạo trong thiết kế và thi công nội thất.

Những màu này là những tone màu trung tính như đen, xám, xanh navy, xanh lá mạ, trắng hay màu gỗ.
Với phong cách nội thất tối giản, bạn cần:
- Một màu chủ đạo – bao quát hết cả không gian phòng
- Một màu tương phản – đối lập với màu chủ đạo
- Một màu làm điểm nhấn – tạo nét chấm phá trong không gian

Đồng ý rằng sẽ chẳng có ai cấm bạn thêm thắt những màu mới vào ngôi nhà mình, nhưng việc tuân thủ các nguyên tắc về phối màu trong phong cách Minimalism là cách đơn giản giúp bạn có được không gian sống “chuẩn”.
Ánh sáng trong nội thất tối giản
Ánh sáng thì quan trọng trong hầu hết các phong cách thiết kế thi công nội thất hiện nay, song đối với Minimalism thì đây lại là yếu tố giúp tôn vinh không gian nhà bạn.

Ánh sáng, đặc biệt là ánh sáng tự nhiên giúp tạo hiệu ứng thị giác cho không gian phòng, làm cho không gian nội thất trở nên có chiều sâu và rộng mở hơn nữa.
Đặc biệt, khi kết hợp với nguồn sáng nhân tạo sẽ giúp cho căn phòng có được những cái “vibe” gần gũi, ấm áp và thư giản.
Ánh sáng nhân tạo phù hợp với phong cách này là ánh sáng trắng và vàng.
Vật liệu nội thất

Trong phong cách nội thất tối giản, bạn có thể sử dụng bất kỳ vật liệu nào mà bạn muốn, song phổ biến nhất và cũng phù hợp nhất đó là:
- Gõ công nghiệp/ gỗ tự nhiên
- Sắt/thép/đồng
- Vân mây
- Nhựa
- Thủy tinh
- Vải, simili
Khác với phong cách hiện đại thiên về các vật liệu kim loại, thì Minimalism lại chú trọng hơn đến các vật liệu gỗ, vật liệu tự nhiên.

Minimalism không chỉ là cuộc chơi bày trí nội thất và nó còn là sự kết hợp giữa các chất liệu khác nhau nhằm mang đến những sắc thái mới trong không gian.
Như với không gian phòng ngủ, bạn có thể kết hợp giữa vải lanh, vải len mềm và thảm lông nhằm tạo nên sự ấm áp, bình dịu.

Còn với phòng tắm, các mẫu gạch đá kết hợp với kính, vật liệu gỗ và xi măng là lựa chọn tuyệt vời để tạo nên không gian nổi bật, thu hút.
Các chi tiết trang trí
Phong cách Minimalism không đề cao việc có quá nhiều đồ nội thất, song bạn vẫn có thể thêm thắt các chi tiết trang trí nhằm tạo điểm nhấn cho căn phòng.

Một số đồ trang trí mà bạn có thể cân nhắc trong không gian tối giản của mình như:
- Giương
- Chậu cây
- Mô hình
- Kệ tủ gỗ
- Khung tranh
Tuy nhiên bạn cũng cần cân nhắc trong việc lựa chọn đồ trang trí, chỉ nên đặt ở những không gian quá trống trải, mảng tường lớn. Tránh lạm dụng sẽ khiến không gian trở nên rối và ảnh hưởng dến trải nghiệm cá nhân.

Phong cách nội thất tối giản Minimalism hiện đang được ưa chuộng bởi sự tinh gọn, giản đơn và không gian sống thư thái mà phong cách này mang lai. Hy vọng bài viết đã giúp bạn hiểu hơn về phong cách này.
Nếu bạn có nhu cầu tư vấn thiết kế thi công nội thất, liên hệ với Nội Thất JAMA ngay nhé.
