Phân biệt gỗ công nghiệp MFC, MDF, HDF. Tư vấn chọn vật liệu nội thất nhà ở

Hiện nay dòng gỗ công nghiệp được sử dụng rộng rãi trong lĩnh vực nội thất dân dụng nhờ chi phí thấp, dễ tiếp cận với người tiêu dùng. Bên cạnh đó, nó còn đem lại nhiều ưu điểm khi so sánh với vật liệu gỗ tự nhiên như dễ gia công, mẫu mã đa dạng, nhẹ và hạn chế mối mọt. Trong bài viết này, JAMA sẽ giúp bạn phân biệt 3 loại gỗ công nghiệp phổ biến nhất trong thi công nội thất.

Đầu tiên, chúng ta cùng trả lời câu hỏi gỗ công nghiệp là gì?

Rất đơn giản: cái gì không phải tự nhiên, tức là công nghiệp. Bất cứ loại gỗ nào có sử dụng keo hoặc hóa chất để làm ra tấm gỗ đó thì được gọi là gỗ công nghiệp. Hầu hết gỗ công nghiệp được làm từ nguyên liệu tận dụng, tái sử dụng hay cành ngọn của gỗ rừng trồng để sản xuất. Thành phần chính vẫn là dăm gỗ (để sản xuất ván dăm), sợi gỗ (để sản xuất ép ván), các lớp gỗ mỏng (để sản xuất ván ép, gỗ dán), các miếng gỗ nhỏ (dùng để sản xuất gỗ ghép). Tên quốc tế của gỗ công nghiệp là Wood – Based Panel.

Cấu tạo của tấm gỗ công nghiệp.

Gỗ công nghiệp được sử dụng để thi công nội thất phổ biến hiện nay trên thị trường được cấu tạo từ hai thành phần là lớp cốt và lớp phủ bề mặt. Lớp cốt có rất nhiều loại như: MFC, MDF, HDF…, Lớp phủ bề mặt phổ biến: Melamine, Veneer, Laminate, Acrylic,…

MFC, MDF và HDF là ba loại cốt gỗ được ưu chuộng và sử dụng rộng tãi tại thị trường Việt Nam và các nước Châu Âu. Vậy 3 loại gỗ này có đặc điểm gì, ưu và nhược điểm của chúng sẽ được giải thích ngay bên dưới đây.

1. Gỗ MFC ( Melamine Faced Chipboard).

1.1 Gỗ MFC là gì?

Nguyên liệu làm nên gỗ công nghiệp MFC là các loại gỗ rừng trồng có thời gian thu hoạch ngắn ngày, cây không cần to. Sau khi thu hoạch, cây gỗ được băm nhỏ thành các dăm gỗ, sử dụng keo chuyên dụng để ép thành độ dày, bề mặt phủ lên một lớp nhựa Melamine bảo vệ. Lớp này có tác dụng tạo thẩm mỹ, chống trầy xước. Bề mặt tấm MFC thường được giả vân gỗ hay ánh kim.

Vì cấu trúc dạng dăm nên thường được sử dụng để làm tủ quần áo, bàn học… (Vì những sản phẩm này không yêu cầu chịu lực quá cao).

Gỗ công nghiệp MFC
Ảnh: sưu tầm

Gỗ MFC có hai loại là MFC thường và MFC lõi xanh chịu ẩm. MFC lõi xanh được dùng ở những nơi có độ ẩm cao.

Gỗ công nghiệp MFC
Ảnh: Sưu tầm

1.2. Ưu, nhược điểm của Gỗ MFC

Ưu điểm: – Khả năng chống cong vênh, bong tróc, mục ruỗng hay nứt nẻ tối ưu – Bề mặt trơn, phẳng nên dễ dàng vệ sinh lau chùi – Tính chịu ẩm cao phù hợp với điều kiện khí hậu và môi trường Việt Nam – Độ bám sơn cao – Quy trình gia công đơn giản, dễ tạo dáng (cong) cho các sản phẩm cầu kỳ, uyển chuyển phong phú – Bảng màu rất đa dạng, phong phú và hiện đại. – Cách âm, cách nhiệt tốt – Đặc biệt, giá thành lại rất rẻ hơn nhiều lần so với gỗ công nghiệp khác hay gỗ tự nhiên Nhược điểm: – Màu sơn dễ bị trầy xước gây mất tự nhiên – Khả năng chịu nước kém Với những đặc điểm và tính năng mà gỗ MFC đem đến hứa hẹn kiến tạo cho không gian của bạn thật hoàn hảo. MFC định hình thương hiệu riêng trên toàn cầu với những giá trị thiết thực từ nhu cầu của con người hiện đại.

2. Gỗ MDF (Medium density fiberboard)

2.1. Gỗ MDF là gì?

Thuật ngữ MDF là viết tắt của chữ Medium density fiberboard, có nghĩa là ván sợi mật độ trung bình. Nhưng trong thực tế, MDF là tên gọi chung cho cả ba loại sản phẩm ván ép bột sợi có tỷ trọng trung bình (medium density) và độ nén chặt cao (hardboard). Để phân biệt ba loại này, người ta dựa vào thông số cơ vật lý, các thông số về độ dày và cách xử lý bề mặt của tấm ván.

Xét về cấu tạo thì ván gỗ MDF có các thành phần cơ bản đó là: bột sợi gỗ, chất kết dính, parafin wax, chất bảo vệ gỗ (chất chống mối mọt, chống mốc), bột độn vô cơ.

2.2. Quy trình

Quy trình khô: keo , phụ gia được phun trộn vào bột gỗ khô trong máy trộn -sấy sơ bộ. Bột sợi đã áo keo sẽ được trải ra bằng máy rải -cào thành 2-3 tầng tùy theo khổ, cỡ dày của ván đính sản xuất. Các tầng này được chuyển qua máy ép có gia nhiệt. Máy ép thực hiện ép nhiều lần ( 2 lần). Lần 1 ( ép sơ bộ) cho lớp trên, lớp thứ 2 , lớp thứ 3 Lần ép 2 là ép tiếp cả ba lớp lại. Chế độ nhiệt được thiết lập để sao cho đuổi hơi nước và làm keo hóa rắn từ từ. Sau khi ép, ván được xuất ra, cắt bỏ biên, chà nhám và phân loại.

Quy trình ướt: bột gỗ được phun nước làm ướt để kết vón thành dạng vẩy (mat formation). Chúng được cào rải ngay sau đó lên mâm ép. Ép nhiệt một lần đến độ dày sơ bộ. Tấm được đưa qua cán hơi-nhiệt như bên làm giấy để nén chặt hai mặt và rút nước dư ra.

2.3. Ưu, nhược điểm của gỗ MDF

Ưu điểm của gỗ MDF:

  • Không bị cong vênh, không bị co ngót hay mỗi mọt như gỗ tự nhiên.
  • Bề mặt phẳng nhẵn.
  • Dễ dàng sơn lên bề mặt hoặc dán các chất liệu khác lên trên như veneer, laminate, melamine.
  • Có số lượng nhiều và đồng đều.
  • Giá thành rẻ hơn gỗ tự nhiên nhiều.
  • Thời gian gia công nhanh.

Nhược điểm của gỗ MDF:

  • Khả năng chịu nước kém với loại MDF thông thường. MDF xanh thì chống ẩm tốt hơn.
  • MDF chỉ có độ cứng không có độ dẻo dai.
  • Không làm được đồ trạm trổ như gỗ tự nhiên.
  • Độ dầy của gỗ cũng có giới hạn nếu làm những đồ vật có độ dày cao thì phải ghép nhiều tấm gỗ lại.
Gỗ công ngiệp MDF
 Ảnh: Sưu tầm

Với sự ổn định vốn có cùng với đặc tính có thể gia công trên máy tốt, có khả năng chống thấm nước, mối mọt, chống công vênh và độ bền cao; MDF đã được ứng dụng rộng rãi trong đồ gỗ nội thất như một sự thay thế hoàn hảo cho gỗ tự nhiên và mang đến những lựa chọn tiện lợi, đẳng cấp cho người dùng như: bàn, ghế, giường, tủ, kệ, ván trần, ván sàn, vách ngăn, thùng loa, …

Ván MDF bao gồm 02 loại: MDF thường, có màu vàng nhạt và MDF chống ẩm, có màu xanh. Tuỳ vào mục đích sử dụng mà chúng ta chọn loại ván MDF phù hợp.

3. Gỗ HDF (High Density Fiberboard)

3.1. Quy trình

Gỗ công nghiệp HDF được cấu tạo từ 85% gỗ tự nhiên, phần còn lại là phụ gia và chất kết dính. Gỗ có màu vàng đậm, bề mặt nhịn, nhẵn. Đặc điểm của gỗ HDF là sử dụng bột gỗ lấy từ nguyên liệu rừng trồng ngắn ngày. Tuy nguồn nguyên liệu đầu vào tương tự như ván dăm (MFC) hoặc ván sợi (MDF) nhưng được nén ép dưới áp suất và nhiệt độ cao hơn, nên gỗ bền và cứng hơn rất nhiều (lên đến 800-1200kg/m3) Quy trình sản xuất gỗ HDF như sau: – Nguyên liệu đầu vào là gỗ tự nhiên, được sơ chế qua để loại bỏ bụi bẩn và lớp vỏ – Gỗ được luộc và sấy khô trong nhiệt độ từ 1000-2000 độ C. – Gỗ được nghiền thành bột, sau đó được trộn thêm chất phụ gia để tăng độ cứng và kháng mối mọt – Đem đi ép dưới áp suất cao (870kg/cm2) sau đó định hình thành tấm. Kích thước tấm HDF tiêu chuẩn là 2000x2400mm, có độ dày từ 6-24mm tùy vào nhu cầu sử dụng. Với những tấm HDF sau khi ra lò, người ta sẽ đem đi cán các vật liệu bề mặt thích hợp như melamine, laminate, veneer hoặc acrylic vv… để bảo vệ tính bề mặt và tăng độ thẩm mỹ.

Gỗ công nghiệp HDF

Ảnh: HDF phủ melamine

3.2. Ưu điểm của gỗ HDF

  • Khả năng cách âm, cách nhiệt cao. Gỗ HDF là loại gỗ công nghiệp có tác dụng lớn trong việc cách âm, cách nhiệt. Do vậy, chúng thường được sử dụng trong việc xây dựng, thiết kế trường học, phòng ngủ hay tủ bếp,…
  • Khả năng chống mỗi mọt, cong vênh. Các tấm gỗ HDF đều là các khung xương ghép công nghiệp đã được sấy khô sau đó tẩm hóa chất để chống mối mọt. Do đó, tấm ván ép HDF có độ cứng cao khắc phục được các nhược điểm bị cong vênh so với các loại gỗ thông thường.
  • Gỗ HDF đa dạng trong màu sắc. Điểm đặc biệt của gỗ công nghiệp HDF là sự đa dạng về màu sơn, giúp người dùng có đa dạng hơn các sự lựa chọn. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể dễ dàng chuyển đổi màu sơn cho phù hợp với thẩm mĩ của mình.
  • Ván HDF có bề mặt nhẵn bóng và vân gỗ tự nhiên. Trên bề mặt các tấm ván HDF có các vân gỗ được tạo gần như gỗ tự nhiên. Bề mặt của loại gỗ công nghiệp này còn nhẵn bóng, có sự thống nhất, giúp không gian thêm hài hòa và gần gũi với thiên nhiên.
  • HDF có khả năng chống ẩm cao. Ván HDF có kết cấu bột gỗ mật độ cao, tạo ra khả năng chống ẩm tốt hơn gỗ MDF.
  • Độ cứng của gỗ HDF. Gỗ HDF được các chuyên gia đánh giá có độ cứng cao hơn những loại gỗ công nghiệp thông thường. Đây là điểm cộng trong ứng dụng của gỗ công nghiệp HDF trong thiết kế nội thất.

Gỗ công nghiệp HDF là sản phẩm có nhiều ưu điểm vượt trội khi so với gỗ tự nhiên. Việc sử dụng các sản phẩm từ gỗ HDF đem lại sự an tâm khi sử dụng.

Tổng kết

Gỗ công nghiệp đã, đang và sẽ trở thành xu hướng vật liệu mới thay cho gỗ tự nhiên. Tuy vẫn có một số các khuyết điểm nhỏ. Song, gỗ công nghiệp lại đem lại nhiều ưu điểm hơn cho người dùng.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *