Vật liệu gỗ Veneer là gì? Có bao nhiêu loại Veneer?

Có cấu tạo 100% từ gỗ tự nhiên, gỗ Veneer trở thành lựa chọn hàng đầu cho những ai muốn có được cảm giác sang trọng của nội thất gỗ tự nhiên với chi phí tiết kiệm.

Tìm hiểu gỗ Veneer trong ứng dụng nội thất

Cùng Nội Thất JAMA tìm hiểu vật liệu Veneer là gì? Cấu tạo và ứng dụng của chúng trong thi công nội thất.

Gỗ Veneer là gì?

Veneer, còn gọi là ván lạng. Là lớp phủ bề mặt đươc lấy từ thân gỗ tự nhiên. Chúng sau đó ép lên trên bề mặt ván gỗ công nghiệp tạo nên những sản phẩm gỗ công nghiệp có bề mặt vân đẹp như gỗ tự nhiên. 

Cấu tạo gỗ MDF phủ Veneer

Được lạng từ bề mặt thân cây gỗ tự nhiên. Các lạng gỗ Veneer có độ mỏng từ 0,3mm đến 0,6mm. Độ rộng bề mặt phụ thuộc vào đường kính cây gỗ được xẻ. Độ rộng trung bình trong khoảng từ 200 – 500mm. Veneer có rất nhiều loại, tùy thuộc vào loại cây làm ra chúng.

Ứng dụng ván gỗ veneer vào sản xuất

Gỗ Veneer được tạo ra là nhằm khắc phục yếu điểm của các lớp phủ nhân tạo như Melamine, Laminate. Vân gỗ Veneer tạo cảm giác thật, đẳng cấp hơn cho căn nhà. 

Ưu điểm của vật gỗ Veneer

Một số những ưu điểm tuyệt vời mà Veneer đem lại bạn nên quan tâm khi sử dụng.

Giá thành rẻ hơn gỗ tự nhiên.

Việc lựa chọn vật liệu Veneer thường xuất phát từ sự yêu thích nội thất gỗ tự nhiên. Song, không phải ai cũng có đủ tài chính để sử dụng 100% đồ gỗ nội thất trong nhà mình. Do đó, gỗ Veneer sẽ là một lựa chọn thích hợp. Với những món đồ nội thất không được đặt tại không gian tiếp khách như tủ quần áo, bàn làm việc,… Gia chủ hoàn toàn có thể sử dụng Veneer để thay thế mà không lo ảnh hưởng đến thẩm mỹ của căn nhà, và đương nhiên với chi phí thấp hơn.

Sự thật về gỗ Veneer trong sản xuất nội thất gỗ

Chất lượng cao.

Gỗ Veneer được sản xuất trên dây chuyền hiện đại, được xử lý kỹ lưỡng giúp chống cong vênh, mối mọt, bề mặt nhẵn, sáng bóng và bề mặt giống 100% vật liệu gỗ tự nhiên.

Là vật liệu thân thiện với môi trường.

Khác với nội thất gỗ tự nhiên, để gia công 1 bộ tủ, thợ cần phải sử dụng 1 thân cây lớn cho việc chế tác & tạo ra sản phẩm. Giờ đây, với vật liệu Veneer, thợ thi công có thể sử dụng thân được làm bằng gỗ công nghiệp, bề mặt gỗ tự nhiên mà vẫn đem lại tính thẩm mỹ tương tự. 

Tuy nhiên, Veneer cũng có khuyết điểm. Do có cấu tạo là gỗ tự nhiên, cùng với cốt gỗ bên trong không có chống ẩm, hay kháng nước. Nội thất Veneer dễ bị thấm nước, hư hỏng và rạn nứt. Nên sử dụng nội thất Veneer ở những nơi khô ráo, hoặc được đặt trên cao, ít tiếp xúc với nước.

Ứng dụng của gỗ Veneer

Là loại vật liệu tuyệt với trong nội thất nhà ở. Vật liệu Veneer đang ngày càng được ứng dụng và sử dụng rộng rãi. Một số ứng dụng bạn dễ dàng tìm thấy như:

Cửa Veneer

Thường là cửa phòng ngủ/ phòng làm việc hoặc cửa tủ. Với vân gỗ đẹp, độ chân thật cao, ứng dụng vật liệu Veneer vào thi công tủ gỗ giúp gia đình bạn có thêm những điểm nhấn xuyên suốt căn nhà.

Ứng dụng gỗ Veneer trong thi công cửa gỗ
Ứng dụng gỗ Veneer trong thi công cửa gỗ

Tủ bếp gỗ Veneer

Như có đề cập bên trên, Veneer không có khả năng chịu được nước. Tuy nhiên, như vậy không thể cho rằng loại vật liệu này không được dùng để thi công tủ bếp. Với nội thất bếp, lớp phủ Veneer hoàn toàn có thể dùng để làm tủ bếp trên. Tuy nhiên, bạn phải cân đối màu sắc của tủ bếp dưới để hài hòa hơn.

Ngoài ra, gỗ Veneer còn được ứng dụng tuyệt vời trong nội thất văn phòng như bàn làm việc, vách ngăn văn phòng, kệ sách, giá treo,..

Ứng dụng gỗ Veneer trong thi công bàn nội thất
Ứng dụng gỗ Veneer trong thi công bàn nội thất

Bàn làm việc Veneer với tông màu vân gỗ sáng, sơn bóng màu vecni có khả năng chống nước, chống xước, oxi hóa, dễ dàng vệ sinh lau chùi.

Ứng dụng gỗ Veneer làm mặt bàn lát tường
Ứng dụng vật liệu Veneer vào nội thất

Vách ngăn văn phòng

Veneer thân thiện với môi trường, không ảnh hưởng đến sức khỏe người dùng. Sử dụng chất liệu này còn có thể uốn cong, lượn góc. Hay tạo hình trang trí trên bề mặt vách một cách sáng tạo, mang lại vẻ đẹp thẩm mỹ cao.

Lưu ý

Gỗ Veneer thực chất chỉ là tên gọi. Còn bản chất thật sự của loại vật liệu này là lớp phủ. Lớp Veneer được phủ lên trên bề mặt của các loại ván công nghiệp như MFC, MDF, HDF, gỗ ghép, flywood,.. Nhằm tạo nên những vân gỗ đẹp hơn vân gỗ của các loại lớp phủ khác như Melamine, Laminate. Nếu bạn thi công gỗ Veneer, hãy hỏi chính xác và tránh việc báo giá cao từ một số xưởng sản xuất thiếu chuyên nghiệp.

3 lý do bạn nên bắt đầu ứng dụng vật liệu Veneer vào trong không gian nội thất

Màu sắc

Do được cấu thành từ 100% gỗ tự nhiên, bề mặt lớp phủ Veneer đem lại màu sắc chân thật như khi bạn sử dụng gỗ tự nhiên cho đồ nội thất của mình

Chi phí tiết kiệm

Không phải ai yêu thích sự mộc mạc, gần gũi của vật liệu gỗ tự nhiên mang lại cũng đủ tài chính để sở hữu nó. Khi đấy, vật liệu Veneer xuất hiện để giải quyết vấn đề trên. Với chi phí chỉ từ 1/2, thập chí 1/3 sản phẩm gỗ tự nhiên, bạn đã có thể sở hữu nội thất có chất lượng và tính thẩm mỹ tương đương với những gỗ sồi, gỗ óc chó đắt đỏ.

Ứng dụng rộng rãi, dễ thi công

Với đặc điềm mềm dẻo, dễ uốn cong của gỗ tự nhiên. Vật liệu Veneer không chỉ được ứng dụng làm lớp phủ gỗ công nghiệp, mà nó còn được dùng để làm sàn, tường tùy vào nhu cầu của chủ nhà. Nội thất gỗ Veneer cũng có thời gian thi công nhanh hơn nhiều so với gỗ tự nhiên, phù hợp cho những công trình gấp, yêu cầu cả về tốc độ lẫn tính thẩm mỹ.

Đơn vị nội thất thi công vật liệu Veneer uy tín, chuyên nghiệp tại HCM

Là đối tác của 2 đơn vị phân phối Vật liệu Veneer lớn nhất tại Việt Nam, Công ty Mộc Phát & Công ty An Cường. Nội Thất JAMA với xưởng sản xuất 4000m2 tự tin đem đến cho khách hàng những sản phẩm nội thất chất lượng nhất.

Nếu quý khách có nhu cầu thi công nội thất, vui lòng liên hệ Zalo/ Hotline: 07.056.23456 để được tư vấn tốt nhất nhé.

Ghé thăm fanpage của JAMA tại: Nội Thất JAMA

Thông tin liên hệ

  • Fanpage: Nội Thất JAMA
  • Tel: 07.056.23456
  • Add: 71 Quốc Lộ 13, Phường Hiệp Bình Chánh, Q. Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh
  • Email: noithatjama@gmail.com
  • Instagram: jamadecor.vn
  • Tiktok: @jamadecor.vn
  • Youtube: https://www.youtube.com/channel/UCt7zqbJcoTAowkVE4V43F_A